Việt Nam – Ngôi sao đang lên của thị trường PR Châu Á

Share on Facebook0Tweet about this on Twitter0Pin on Pinterest0

PR đang là ngành phát triển tiềm năng tại Việt Nam. Tuy nhiên, PR vẫn là ngành khá mới mẻ ở Việt Nam, chưa có thực sự nhiều các chương trình đào tạo chính qui cho các bạn trẻ yêu thích ngành này. Cái nôi đào tạo nhân lực PR hiện vẫn là các agency, thông qua các chương trình huấn luyện và phát triển nhân tài của mình.

Tình hình kinh tế

Số liệu chính thức cho thấy, sự hồi phục về nhu cầu nội địa và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng GDP lên 6.4% trong nửa đầu năm 2015. Công nghiệp và xây dựng là hai ngành đóng vai trò then chốt đối với sự tăng trưởng GDP và cũng là hai ngành có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực bán lẻ trong nửa đầu 2015.

Phương tiện truyền thông

Theo khảo sát của Broadcasting Board of Governers and Gallup về tình hình sử dụng các phương tiện truyền thông, cách tiếp cận thông tin của giới trẻ đã thay đổi. Khảo sát cho thấy giới trẻ thích đọc tin hàng ngày trên Facebook và Google hơn là xem ti vi so với trước đây.

Public Relations word cloud written on a chalkboard

Và không có gì quá ngạc nhiên khi các kênh truyền thông xã hội ngày càng ảnh hưởng nhiều đến giới trẻ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ dành ít thời gian hơn cho các kênh truyền thông truyền thống như ti vi, radio và tạp chí. Trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014, thời gian trung bình xem ti vi giảm từ 134 phút xuống còn 108 phút. Trong khi đó, thời gian dành trực tuyến lại tăng từ 84 phút lên 310 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều người Việt truy cập internet bằng điện thoại di động.

Xu hướng số hóa

Theo Simn Kemp, Giám đốc điều hành khu vực châu Á của We Are Social, một trong những xu hướng digital chủ chốt đang phát triển tại Việt Nam đó là việc sử dụng các ứng dụng trò chuyện di động (mobile-oriented chat apps).

“Tại Việt Nam, 87% người sử dụng mạng xã hội truy cập bằng các thiết bị di động. Điều này cho thấy ngày càng nhiều người dùng có xu hướng di động hóa hơn là sử dụng máy tính thuần túy. Sự chuyển đổi qua các ứng dụng trò chuyện cũng dẫn đến sự khác biệt trong thói quen sử dụng. Giờ đây, đó là những cuộc thảo luận thời-gian-thực (real-time conversation). Thay vì sau đó là những câu chuyện được chọn lọc kỹ lưỡng để đăng tải, chúng ta đã bắt đầu thấy trên một số nền tảng như Facebook, người ta đăng tải những điểm nổi bật trong cuộc sống của họ kèm với những đường dẫn (link) về nội dung của một bên thứ 3, hơn là chia sẻ những cập nhật thuần túy về những gì họ đang làm”.

Digital Trends

Những trao đổi hàng ngày đã được chuyển lên các ứng dụng trò chuyện. Do đó, thời gian và sự chú ý của người dùng cũng được chuyển lên đây (các ứng dụng trò chuyện). Theo kết quả của báo cáo Social & Digital tại khu vực châu Á- TBD năm 2015, do We Are Social kết hợp với IAB Singapore thực hiện, Facebook Messenger và Viber là hai nền tảng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

Kemp cũng bổ sung rằng, những nền tảng đại chúng như Facebook và Twitter ngày càng trở thành những nền tảng với nội dung chọn lọc hơn là nơi mà người dùng kết nối bạn bè hoặc các nhóm cùng sở thích đơn thuần.

Phân tích của chuyên gia

Ông Hùng Võ- Founder – Redder Advertising

Theo ông Hùng Võ, ngành PR ở Việt Nam đang trên đường phát triển, với nhu cầu ngày càng tăng về những dịch vụ phức tạp hơn, bao gồm dự báo và quản trị khủng hoảng, phát triển các chiến lược nội dung.

Với tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng trong lĩnh vực truyền thông kĩ thuật số, sự gia tăng của việc sử dụng các thiết bị di động, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, các chiến dịch đang tập trung nhiều vào kĩ thuật số, kết hợp giữa mô hình PR truyền thống và hiện đại.

“Thách thức lớn nhất mà chúng tôi đang phải đối diện đó là việc tạo ra những chiến dịch thiên về kĩ thuật số nhiều hơn, để tạo được sự gắn kết thật sự, để chú trọng đến nội dung nhiều hơn và để chứng minh được vai trò và hiệu quả của PR đối với thương hiệu và tình hình kinh doanh của tổ chức. Người tiêu dùng đang bị quá tải với những quảng cáo thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc PR có thể hướng đến việc kết hợp giữa mô hình truyền thống và hiện đại để tạo ra sự gắn kết (engagement) và hành động theo thông điệp (tạm dịch từ “conversion”- hành động của khách hàng sau khi nhận được thông điệp marketing cụ thể – chú thích) có thể đo lường được.”

Ông Bùi Ngọc Anh- Managing Director- AVC Edelman

Đối với Edelman- một tập đoàn PR thế giới, gia nhập thị trường PR vào năm 2012 khi sáp nhập với AVC Communications thành AVC Edelman, nhìn thấy sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế cũng như dự báo tăng trưởng của vốn đầu tư nước ngoài- đang tỏ ra khá lạc quan đối với ngành PR trong nước.

Theo ông Bùi Ngọc Anh,  việc các công ty đa quốc gia tiến vào thị trường Việt Nam làm gia tăng nhu cầu mở rộng thị trường, bao gồm các chương trình quan hệ cộng đồng, xác định và tương tác các nhóm công chúng quan trọng, quản trị vấn đề, gắn kết nhân viên và truyền thông doanh nghiệp.

Năm nay, AVC Edelman triển khai chiến dịch nâng cao nhận biết thương hiệu Shell trước thềm sự kiện Shell Eco-marathon Asia 2015, bằng tổ chức một cuộc thi dành cho sinh viên trên toàn thế giới. Theo đó, họ tự thiết kế, phát triển và điều khiển xe tiết kiệm năng lượng nhất. Chiến dịch nhằm mục đích kết nối thế hệ millennials (thế hệ sinh từ 1980 đến đầu những năm 2000- chú thích) và tạo ra những chủ đề thảo luận liên quan đến tiết kiệm năng lượng. Chiến dịch được thực hiện xuyên suốt từ kênh social, digital đến truyền thống.

Những năm gần đây, các nhãn hàng tại Việt Nam chuyển qua xu hướng tạo ra những nền tảng đồng sáng tạo (co-created platform) nhằm tạo ra sự thảo luận với các nhóm khán giả mục tiêu. Ông Bùi Ngọc Anh tin rằng PR sẽ là công cụ ngày càng hiệu quả để tạo sự tham gia và gắn kết với người tiêu dùng về lâu về dài. Điều này cũng lý giải vì sao PR ngày càng phổ biến trong công đồng người làm marketing tại Việt Nam.

Dân số trẻ ở Việt Nam cũng đang tạo ra sự thay đổi. Với hơn ½ dân số dưới độ tuổi 25, người tiêu dùng Việt chủ động tìm kiếm những thông tin hữu ích trên internet và tin tưởng hơn đối với những nội dung tự lan truyền theo hình thức earned media (earned media là hình thức các thông tin PR do các kênh truyền thông tự đăng lại. Earned media trái ngược với hình thức truyền thông trả phí- Paid media – PRSVN chú thích). Những người làm marketing đang nghiên cứu để phát triển những chiến dịch tích hợp- từ kênh truyền thống đến kênh mạng xã hội nhằm đạt được lượng tiếp cận và kết nối nhiều hơn với nhóm khách hàng mình.

Đối với AVC Edelman, thách thức lớn nhất là nhân tài-làm sao tìm được những người thực hành PR thực sự có kinh nghiệm và chuyên môn nhất định, cụ thể là trong lĩnh vực digital và social media.

 “Ở Việt Nam, vì PR vẫn là một ngành tương đối mới mẻ, do đó chưa có nhiều những chương trình đào tạo chính qui dành cho các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực này. Agency thường là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho PR, thông qua các chương trình đào tạo và phát triển năng lực”, ông Bùi Ngọc Anh nhận định.

Với sự tiếp nhận ngày càng tăng đối với các kênh digital, những công ty PR nào trang bị tốt về khả năng tạo ra các sản phẩm sáng tạo và thiên về digital, có khả năng cung cấp chiến dịch đề có tính chiến lược, tích hợp và thiên về nội dung hoặc ý tưởng sẽ có lợi thế cạnh tranh.

Nguồn:  Tạp chí PR Week Asia