ChatBot – Giải pháp tối ưu hóa dịch vụ khách hàng

Share on Facebook0Tweet about this on Twitter0Pin on Pinterest0

“Theo thống kê tới ngày 18/04/2017, số lượng Facebook Messenger Chatbot lên đến con số 100,000 với hơn 200 quốc gia sử dụng.”

“Chatbot” có thể là một từ khóa mới mẻ đối nhưng thực tế bạn đang sử dụng chatbot mà không hề hay biết. Bạn đã từng hỏi “trợ lý ảo” Siri của Apple hay Cortana của Microsoft một vấn đề gì đó chưa, ví dụ như “thời tiết hôm nay như thế nào?”, đấy chính là bạn đã làm việc với một chatbot.

GettyImages-76185347-F

Chatbot – Trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp

Chatbot là ứng dụng tự động trả lời, có thể mô phỏng nhắn tin phản hồi như người thật, thậm chí cả trên mạng xã hội. Về cơ bản, chatbot là một hình thức thô sơ của phần mềm trí tuệ nhân tạo. Việc đặt mua bất kì thứ gì qua mạng xã hội không phải là điều mới mẻ, nhưng thay vì trò chuyện và nhận tư vấn từ nhân viên chăm sóc khách hàng, giờ đây, một chatbot có thể giải đáp mọi thắc mắc của khách. Từ chào hỏi, giá cả, cho tới đặt hàng, đều do máy tư vấn. Việc còn lại của nhân viên chỉ là gọi điện để xác nhận lại lần cuối. Điều này giúp giảm tối thiểu chi phí nhân công khách hàng mã vẫn đem lại hiệu quả cao.

_90552117_mediaitem90552116

Order Pizza chưa bao giờ nhanh và dễ dàng như thế

Theo thống kê 51% người nói rằng một doanh nghiệp cần phải có mặt 24/7, điều này cho thấy nhu cầu về sự tức thời và tính khả dụng. 45,8% muốn liên lạc với một doanh nghiệp thông qua tin nhắn hơn là email, điều này, một lần nữa, cho thấy một nhu cầu không chỉ về sự tức thời, mà còn cá nhân hóa.

Theo thống kê tới ngày 18/04/2017, số lượng Facebook Messenger Chatbot lên đến con số 100,000 với hơn 200 quốc gia sử dụng.  

Tại Việt Nam, ứng dụng chatbot hiện chưa phổ biến, chủ yếu vẫn dựa trên các nền tảng của nước ngoài. Dù vậy, chatbot đang dần dần phổ biến hơn với những khả năng ưu việt của nó. Do đó, theo chuyên gia, cùng với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo, chatbot sẽ là mảnh đất màu mỡ để thương mại hóa trong thời gian tới.

Trong hội nghị F8 vừa diễn ra tuần trước, Facebook đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chatbot trong tương lai và đang đặc biệt tập trung vào nó. Bằng chứng là hiện tại, ứng dụng Messenger đã cho phép các nhà bán lẻ, cửa hàng, các trang tin tức… tích hợp các công cụ để tương tác trực tiếp với người dùng và ngược lại. Việc đưa chatbot vào Messenger cũng là một phần giúp củng cố và nâng cao vị thế của ứng dụng để cạnh tranh với các đối thủ khác.

Mức độ phổ biến và tầm ảnh hưởng của các ứng dụng nhắn tin hiện nay là rất lớn. Với việc Facebook tích hợp chatbot vào dịch vụ nhắn tin của mình, nhiều chuyên gia nhận định chatbot sẽ bao quát hầu hết các dịch vụ trực tuyến khác.

Tính đến tháng 3 năm 2017, Facebook tự hào với hơn 1,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, hơn 1 tỷ cho Messenger và con số này vẫn đang tiếp tục tăng. Xu hướng này đã trở thành nền tảng cho chatbots, mở đường cho các chương trình để cho phép người dùng có quyền truy cập vào tất cả các loại dịch vụ, chẳng hạn như yêu cầu taxi hoặc thức ăn trong ứng dụng nhắn tin của họ.

messengerduoccapnhatthanhtoantructieptronghon30000chatbotmakhongcanmoweb

Facebook ra mắt nền tảng Messenger với chatbot

Như vậy, trong tương lai gần, các dịch vụ định hướng và chatbot có thể hòa hợp với nhau nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Và nó sẽ không “gây nên sự sợ hãi cho loài người” như các chuyên gia đã cảnh báo về mối đe dọa của trí tuệ nhân tạo (AI). Theo thống kê của trang statista.com, đến năm 2024 doanh thu thị trường của chatbot có thể lên tới 994.5 triệu đô gấp gần 9 lần so với năm 2015 (113 triệu đô).

Chatbot sẽ bùng nổ và sẽ là một hiện tượng mới trong tương lai gần, cũng giống như các biểu tượng cảm xúc (emoji). Việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp dựa trên chatbot sẽ dễ dàng hơn và tự nhiên hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, người dùng cũng cảm thấy thú vị hơn, không còn cảm giác như đó là một phương thức quảng cáo nữa.